TVT: Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cụm từ "trái tim tan vỡ" hay "tim như vỡ ra"? Đây là cách nói thường được sử dụng trong hoàn cảnh mà người ta đang phải chịu đựng tổn thương, mất mát về mặt tình cảm. Thật ra, đây không chỉ là một cách nói thể hiện nỗi đau tinh thần, mà xét dưới góc độ tâm lý học và y học, nó còn liên quan đến cả vấn đề về sức khỏe khi mà cảm xúc của con người chạm đến mức mãnh liệt trong một thời khắc đau buồn như vậy sẽ tác động đến tim và ruột.
Mối liên kết giữa con tim và khối óc
Trái tim, ruột và não liên lạc chặt chẽ thông qua dây thần kinh phế vị, loại thần kinh quan trọng liên quan đến việc biểu hiện và quản lý cảm xúc ở người lẫn động vật. Khi tâm trí của ta mạnh mẽ, nó ngay lập tức ảnh hưởng đến trạng thái của nội tạng. Trong trường hợp phấn khích, sẽ có nhiều hành động và phản ứng lẫn nhau giữa 2 cơ quan này vốn là 2 cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Điều này lý giải vì sao khi rơi vào cùng cực, đau khổ, người ta thường miêu tả cảm giác ấy là trái tim như tan vỡ hay ruột đau quặn thắt.
Người ta có thể kiểm soát những suy nghĩ diễn ra trong đầu. Cảm nhận được những rung động trong lòng nhưng lại khó có thể chịu đựng được cảm giác tức ngực hoặc ruột đau thắt lại từng cơn.
Theo đó, tác giả Bessel Van Der Kolk đã viết trong cuốn sách "Sang chấn tâm lý hiểu để chữa lành": "Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để thổi bay cảm giác khủng khiếp này. Từ chọn bám víu một ai đó trong vô vọng, tìm đến các chất kích thích và thậm chí là sẽ lấy dao tự cắt da thịt mình nhằm thay thế những cảm giác dữ dội bằng những cảm giác rõ ràng." - sách có tại kho tài nguyên của Toản đấy^^
Cơ thể sau những "trận đòn tâm lý"
Được gọi lên với một cái tên cụ thể, dường như những ký ức về sang chấn hay những lần tổn thương đau buồn sẽ được mã hóa trong các cơ quan của cơ thể. Trong cảm xúc đau lòng và quặn thắt ruột gan, chúng ta cảm nhận một sự ghi nhớ của cơ thể. Để có thể hiểu được bản chất về sự ghi nhớ này của cơ thể cũng như thấu hiểu hơn về những cảm xúc đổ vỡ mà mỗi người có thể trải qua trong đời và các cách thức chữa lành, chúng ta cần nghiên cứu y học và tâm lý học.
Một số nghiên cứu trong lĩnh vực này đã chỉ ra rằng tình trạng tâm lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và ruột. Cảm xúc mạnh mẽ như căng thẳng, lo lắng, buồn bã, hoặc stress dài hạn có thể dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, và các vấn đề về tiêu hóa. Một số nguyên nhân có thể giải thích sự liên kết giữa tâm lý và sức khỏe bao gồm tác động của stress lên hệ thống thần kinh tự động và cơ chế như suy giảm lưu lượng máu và tăng sự co bóp của cơ trơn trong hệ tiêu hóa.
Vì vậy, việc chúng ta chăm sóc tâm lý và sức khỏe cảm xúc cũng là một phần quan trọng của việc duy trì sự cân bằng và trạng thái tổng thể của cơ thể. Để làm điều này, có thể áp dụng nhiều phương pháp như yoga, thiền định, tập thể dục, và quản lý stress. Ngoài ra, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hoặc chuyên gia tâm lý cũng rất quan trọng trong quá trình chữa lành và xây dựng lại sức khỏe tâm lý.
Trái tim tan vỡ báo hiệu điều gì?
Trái tim tan vỡ ra không chỉ là những từ ngữ diễn tả sự đau buồn tình cảm, mà nó còn đích thực thể hiện mối quan hệ phức tạp giữa tâm lý và sức khỏe. Để sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, chúng ta cần đồng thời chăm sóc cả hai khía cạnh này và tìm kiếm sự cân bằng giữa trái tim và tâm trí.
Trần Văn Toản