Trần Văn Toản

Ý thức là gì?

Theo tâm lý học cổ điển, ý thức là sự kiện tâm lý, là đặc tính chung của các hiện tượng tinh thần. Song theo tâm lý học hiện đại nó là đặc tính chung của các hiện tượng tâm lý, là sự cảm hiểu trực tiếp, nhanh lẹ nhất. Bạn bị phỏng lửa. Tức tốc bạn cảm nhận rằng bạn “đau”. Đấy, bạn có ý thức về đau rát nơi bạn đây.
Ý thức là gì?

Thấy biết sự vật gì là có ý thức rằng sự vật ấy có hình ảnh trong óc não. Bao nhiêu những hiểu biết khác sâu rộng hơn về sự vật ấy đều nhờ ý thức làm trung gian. Ý thức có tính chất đặc biệt là chủ quản. Chỉ có chủ thể cảm nhận, có ý thức những hình ảnh hay cảm giác trong mình chớ không ai khác làm thế được. Bạn nhức đầu. Bạn ý thức rằng bạn đau khổ, khó chịu. Dầu tôi có thiện cảm với bạn cách mấy cũng không làm sao ý thức thế bạn nổi nhức đầu.

Bởi vậy mỗi cá nhân, người ta có thể nói là một vũ trụ đóng kín, bí mật. Trong người bạn xảy ra bao nhiêu cảm tình, cảm giác, ý tưởng, ý muốn rồi biến tan đi. Chỉ một mình bạn chứng kiến sự “sinh tử” của chúng chớ không có ai khác cũng có ý thức được.

Nhiều khi người ta hiểu ý thức là tâm thần hay tâm hồn. Như bạn nói: “Hiện tượng ấy ở trong ý thức tôi, hay như chúng tôi nói “Hiện tượng ấy ở ngoài ý thức bạn”. Ý thức đây hình như có nghĩa là tâm thần. Song kỳ thiệt ý thức chỉ là tính chất của những sự kiện tâm lý. Còn tâm thần là cơ quan chứa đựng ý thức.

Ý thức của chúng ta rất tùy thuộc đầu não chúng ta. Bạn bị chụp thuốc mê để giải phẫu. Bạn không có ý thức khổ đau của bạn vì đầu não hiểu là trung tâm thần kinh hệ của bạn bị thuốc mê làm tê liệt đi. Song không phải vì đó mà ta kết luận một cách vô lý rằng bộ óc sáng tạo ra ý thức và cũng không phải là không phán khoa học nếu ta chối rằng ý thức không cần thiết óc não. Vật này không hẳn là mẹ đẻ của ý thức nhưng là điều kiện tất yếu để nó nảy sinh. Ý thức còn tùy thuộc một phần ở trạng thái đối nghịch của những sự kiện tâm lý.. Tay của bạn vừa buông quyển sách ra, đụng vật gì ở gần đó, bạn liền có ý thức ngay rằng mình đang đá động một vật khác hơn là quyển sách. Tại sao bạn biết không? Có lạ gì. Lúc bạn cầm quyển sách ban đầu thì có ý thức. Song cầm lâu bạn làm một việc liên tục, đều đều bất biến không đối nghịch gì. Đến khi bỏ sách, rờ chạm vật khác, bạn đổi việc làm trên. Sự thay đổi ấy khích giục bạn có ý thức, nhưng không phải nó đẻ ra ý thức.

Ý thức mà chúng tôi bàn cùng bạn nãy giờ có hai thể cách mà bạn cần phân biệt. Tức ý thức đơn thuần cũng gọi là tự phát và ý thức hồi cố. “Ý thức đơn thuần” là ý thức bạn cùng chúng tôi bàn luận trên. Còn “ý thức hồi cố” là sự chú ý sự tập trung tinh thần để nhận thức những hiện tượng tâm lý. Sự chú ý này chúng ta ít làm, mà làm thường việc ý thức đơn thuần, làm như cái máy và không cần tưởng đến.

Chia sẻ: Facebook Twitter Lấy mã QR




Tải CV của Toản