Đã từ rất lâu kể từ những ngày tháng dài tự dằn
vặt⁽¹⁾ bản thân về những lần vấp ngã trong học tập, gia đình và các mối quan hệ. Những
cảm giác ân hận, nuối tiếc và tội lỗi mảnh liệt của nhũng năm đầu tuổi sinh
viên ấy chưa bao giờ thôi nguôi ngoai⁽²⁾ trong suy nghĩ của tôi. Đó là những ngày tháng đầu của cuộc sống sinh viên nơi
đô thị nhộn nhịp của một chàng trai chân chất, quê mùa với mong ước đổi đời. Ước
muốn của chàng trai 19 tuổi ấy chính là thoát khỏi cái nghèo, cái khổ, sự thiếu
thốn, cái chân đất quê mùa bám đầy phèn vàng nước mặn. Trước sự cám dỗ của những
thứ xa hoa⁽³⁾
trán lệ ở “miền đất hứa”, tôi đã từng rất thèm khát và lập cho mình nhiều kế hoạch
để thực hiện ước muốn của mình.
Những ngày tháng túng thiếu ở trong khu nhà trọ
làm tôi bắt đầu thấm thía giá trị của đồng tiền, nếm trải sự khổ sở khi không
thiếu hụt và dần dần chuyển mình thành con thoi quay cuồn với những “tờ giấy
màu in số”. Tôi bắt đầu chểnh mảng việc học tập, lao vào các công việc từ bưng
hủ tiếu gõ, phụ quán cà phê đến tiếp viên quán nhậu… tôi chưa nề hà bất cứ công
việc gì, miễn là nó có thể kiếm ra tiền. Thời gian đó, thật là một giai đoạn
đáng nhớ với tôi với nhiều bài học mà đến bây giờ vẫn còn nặng trong lòng.
Tối đi làm đến khuya, sáng đi học không nổi, có
hôm ngồi trên lớp nhưng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Cũng do đó, mà thành
tích học tập của tôi bắt đầu xuống cấp, các môn học bắt đầu không thấy sự tham
gia của tôi, các bài tiểu luận bắt đầu mỏng và nhiều lỗi hơn, những bài thuyết
trình của nhóm cũng vì thế mà điểm kém đi. Rất nhiều lần tôi bị bạn bè chê
trách và thậm chí không có ai cho tôi tham gia vào bất kỳ nhóm học tập nào vì sự
chểnh mảng⁽⁴⁾
của mình. Đổi lại những điều đó, tôi có thể tự mua sắm cho mình những thứ mình
thích, mua những món ngon mà mình ưa. Tôi mua điện thoại mới, máy tính mới và
thậm chí là xe máy mới. Chuyển sang nhà trọ mới với đầy đủ tiện nghi, cuộc sống
của tôi cũng trở nên sung túc⁽⁵⁾ hơn.
Cuối năm đó, “cuộc sống ảo” của tôi cũng bắt đầu
có vấn đề, khi tôi đối mặt với hàng loạt các chẩn đoán rối loạn sức khoẻ. Ban
ngày tôi tỏ ra trong mắt mọi người mình có một gia đình khá giả, bản thân có
nhiều điều kiện và cuộc sống đáng mơ ước. Nhưng đêm về, tôi lại là một con người
khác, khom lưng, cuối người, nén giấu mồ hôi và thậm chí là cả nước mắt. Cả
tháng dài đăng đẳng trong bệnh viện với bốn bức tường, tôi mới nhận ra nhiều điều.
Thứ nhất, sức khoẻ và sinh mạng mới là cái quan trọng nhất của con người. Có đầy
đủ các điều kiện cơ sở vật chất, nhưng không có sức khoẻ thì cũng xem như chẳng
có gì. Thứ hai, việc đánh đổi các giá trị thực tại như kiến thức, kỹ năng, mối
quan hệ để thoả mãn các nhu cầu vô ích của bản thân là điều tệ hại nhất mà tôi
đã làm. Thứ ba, từng sống trong sự thiếu thốn nên những điều tôi muốn là nhiều
và rất nhiều hơn những điều tôi thực sự cần.
Trong thời gian nằm viện, tôi có nhiều cơ hội để
làm những điều mà bản thân mình nghĩ nó chưa bao giờ phù hợp với tôi. Như việc
đọc sách, nó giúp tôi phát hiện ra bản thân có hỏng quá nhiều về kiến thức và
có nhiều thứ để tôi áp dụng vào cuộc sống của mình. Tôi đã thực hành theo một
trang sách nói rằng “Hãy liệt kê ra tất cả và cho bằng hết những điều mà bạn muốn,
bạn sẽ thấy rằng những điều bạn thực sự cần cho cuộc sống của mình chỉ là một
phần nhỏ trong số chung” – Đó là Want (cái ta muốn) và NEED (cái ta cần). Và điều
đó thực sự đúng với tôi.
Đạt được sự cân bằng giữa học tập và đời sống,
phải bước qua những khủng hoảng của lứa tuổi chịu nhiều áp lực bởi sự thành
công, danh vọng. Tôi mới thấy yêu hơn chính cuộc sống thực của mình, tôi biết rằng
mục tiêu chính và cũng là con đường tốt nhất để đạt được ước mơ chính là trau dồi
chuyên môn. Những điều kiện vật chất, ở lứa tuổi này chỉ cần dừng lại ở mức đủ
với những thứ ta thực sự cần.
*Chú thích
[1] Làm cho phải đau đớn, khổ tâm một cách dai dẳng
[2] Dần dần chuyển biến theo hướng
nhẹ nhàng về cảm giác
[3] Sang trọng
một cách hoang phí, cốt để phô trương.
[4] Lơ là với
công việc thuộc phận sự của mình
[5] Được thoả mãn đầy đủ các nhu cầu về
mặt vật chất